Cách cúng lễ khai trương buôn bán đơn giản giúp kinh doanh phát đạt

Để làm ăn may mắn, bất kỳ dự án kinh doanh nào cũng cần tổ chức lễ khai trương. Vậy nghi lễ ngày là gì, có ý nghĩa như thế nào, cách tổ chức ra sao? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật quy trình cúng khai trương trong bài viết sau đây nhé.

Lễ khai trương là gì, có ý nghĩa gì?

Lễ cúng khai trương là một nghi thức quan trọng trong văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, thường được tổ chức khi một cửa hàng, công ty hay chi nhánh mới được mở ra. Nghi lễ này bắt nguồn từ quan niệm “Đầu xuôi, đuôi lọt”, nghĩa là “khởi đầu” thuận lợi thì mới có thể thành công trong mọi việc.

le-khai-truong-1

Theo quan niệm dân gian, mỗi mảnh đất đều có vị Thần cai quản và những linh hồn, tiền chủ từng sinh sống tại đó. Do đó, ngày khai trương là dịp để trình diện và cầu xin sự chấp thuận, bảo hộ từ những vị Thần và linh hồn này. Người ta tin rằng, buổi khai trương được tổ chức chu đáo, trang trọng sẽ mang lại may mắn và sự thuận lợi cho những hoạt động kinh doanh sau này.

Qua đó, ngày khai trương không chỉ là để giới thiệu và ra mắt doanh nghiệp mới, mà còn thể hiện lòng tôn kính và mong muốn được hỗ trợ từ thế giới tâm linh, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công.

Quy trình thực hiện lễ khai trương chuẩn

Để đảm bảo lễ cúng diễn ra suôn sẻ và mang lại may mắn, thuận lợi trong kinh doanh, gia chủ cần chọn ngày giờ tốt để làm lễ, sau đó là chuẩn bị mâm cúng, làm lễ và kết thúc khai trương.

Xem ngày giờ làm lễ

Trước tiên, việc xem ngày giờ làm lễ được coi là bước đầu tiên và cơ bản nhất. Theo quan niệm dân gian, ngày và giờ lành mạnh, hợp với tuổi của chủ doanh nghiệp sẽ giúp thu hút tài lộc và may mắn, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển của công ty. Mỗi cá nhân có những giờ giấc phù hợp riêng, do đó việc chọn giờ phải được tính toán kỹ lưỡng để tránh những giờ xấu, giờ không hợp.

le-khai-truong-2

Sau khi xác định được ngày và giờ lành, các bước chuẩn bị cho ngày khai trương tiếp theo như chuẩn bị mâm cúng, văn khấn và các nghi thức cần thiết sẽ được tiến hành. Mỗi yếu tố trong lễ cúng cần được chuẩn bị tỉ mỉ và chú ý để thể hiện sự trân trọng và lòng thành kính.

Sắm mâm cúng lễ khai trương

Việc sắm sửa mâm cúng cần được thực hiện tỉ mỉ và chu đáo. Mâm cúng thường bao gồm các lễ vật sau đây và cần được sắp xếp một cách trang trọng và gọn gàng:

  • Hoa đồng tiền và mâm ngũ quả với 5 loại quả khác nhau.
  • 3 cây nhang to, thường có hình rồng phụng, màu sắc rực rỡ.
  • 2 miếng vàng mã (giấy tiền vàng bạc) để cúng dâng các vị thần.
  • Bộ lễ vàng mã đặc biệt cho ngày khai trương.
  • 2 cây đèn cầy.
  • Lư hương để đốt nhang và cầu nguyện.
  • Bộ tam sên gồm thịt luộc, tôm luộc, và trứng gà luộc.
  • Đĩa trầu cau.
  • Đĩa gạo và muối.
  • 3 chén rượu và 3 chén trà.
  • 3 đĩa xôi và 3 đĩa chè.
  • 3 chén nước.
  • Gà luộc hoặc đầu heo, tùy vào phong tục và điều kiện.

le-khai-truong-3

Thực hiện cúng lễ khai trương

Quá trình tổ chức lễ cúng cần được thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo để thể hiện lòng tôn trọng đối với các thần linh và vong linh.

Đầu tiên, gia chủ chuẩn bị địa điểm lễ cúng, thường được chọn tại sảnh chính của công ty hoặc mặt tiền cửa hàng để dễ dàng thu hút sự chú ý và thuận tiện cho việc tổ chức. Một cái bàn lớn sẽ được bày trí ngay ngắn tại địa điểm đã chọn, trên đó sắp xếp các lễ vật một cách ngăn nắp và trang nghiêm.

le-khai-truong-4

Khi giờ lành đã đến, người chủ lễ sẽ bắt đầu nghi thức bằng cách châm nến và đốt ba cây nhang. Sau đó, chủ lễ sẽ thành tâm khấn vái ba lần trước khi thắp hương vào lư hương. Bài văn khấn cần được đọc to, rõ ràng và trôi chảy để thể hiện sự thành kính và mong muốn được các thần linh chấp thuận và phù hộ. Trong suốt quá trình đọc khấn, mọi người tham dự lễ cúng cần giữ im lặng và tránh di chuyển để đảm bảo không gian trang nghiêm.

le-khai-truong-5

Sau khi lễ khấn hoàn tất cúng lễ khai trương, chủ lễ sẽ tiếp tục vái ba lần nữa và sau đó lùi lại chờ hương tàn. Khi hương đã tàn, toàn bộ lễ vàng mã và giấy khấn được đem đi hóa (đốt) theo phong tục. Đây là biểu thị cho việc gửi các nguyện vọng lên cao.

Cuối cùng, các lễ vật trên mâm cúng có thể được chia sẻ cho những người tham dự như một cách để mời mọi người cùng nhận lộc, mong rằng mọi điều tốt lành sẽ đến với mỗi người cũng như sự nghiệp kinh doanh.

Đón khách

Sau khi hoàn tất nghi thức cúng, chủ doanh nghiệp sẽ chính thức mở cửa đón khách. Đặc biệt, gia chủ nên lựa chọn một vị khách đầu tiên có tuổi và mệnh hợp với chủ nhân cửa hàng hoặc người đứng đầu công ty. Người này được mời làm vị khách mua sắm đầu tiên, với hy vọng họ sẽ mang lại may mắn và khởi đầu thuận lợi cho việc kinh doanh.

le-khai-truong-2

Tổ chức lễ khai trương là nghi lễ để báo cáo sự khởi đầu mới cho một dự án kinh doanh, với ý nghĩa cầu may mắn, làm ăn phát đạt, an khang, thịnh vượng. Vì vậy, buổi lễ ngày cần tổ chức trang trọng theo các bước cơ bản như trên bạn nhé.

XEM THÊM

Tư vấn chi tiết

Gửi đăng ký theo biểu mẫu, đội ngũ ADD Event sẽ liên hệ đến quý khách hàng trong thời gian sớm nhất!

Dịch vụ liên quan

Thành tựu

Dự án nổi bật