Mã ngành tổ chức sự kiện là bước quan trọng giúp các doanh nghiệp xác định lĩnh vực hoạt động của mình cũng như hỗ trợ việc tra cứu thông tin và các thủ tục pháp lý. Vậy mã ngành của tổ chức sự kiện là gì? Tổ chức sự kiện có phải ngành nghề có điều kiện không? Trong bài viết này ADD Event chia sẻ chi tiết. hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mã ngành tổ chức sự kiện
Hiện nay, việc quản lý kinh tế trở nên hiệu quả hơn với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống mã ngành kinh tế của Việt Nam. Theo quyết định này, mỗi ngành nghề được mã hóa thành một mã số đặc trưng. Khi đăng ký doanh nghiệp, việc tra cứu và lựa chọn mã ngành phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ.
Trong trường hợp tổ chức sự kiện, việc chọn mã ngành tổ chức sự kiện phù hợp cũng là một bước quan trọng. Dưới đây là một số mã ngành mà các doanh nghiệp tổ chức sự kiện có thể lựa chọn để đăng ký:
STT | Mã ngành | Tên mã ngành |
1 | 4932 | Vận tải hành khách đường bộ |
2 | 5510 | Dịch vụ lưu trú ngắn ngày |
3 | 7310 | Quảng cáo |
4 | 7320 | Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
5 | 7410 | Hoạt động thiết kế chuyên dụng (thiết kế và dàn dựng gian hàng hội chợ) |
6 | 7420 | Hoạt động nhiếp ảnh |
7 | 7710 | Cho thuê xe có cơ động |
8 | 7730 | Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (Cho thuê thiết bị nghe nhìn, thiết bị âm thanh ánh sáng; thiết bị hỗ trợ sân khấu) |
9 | 8230 | Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (tổ chức sự kiện, lễ hội đường phố, triển lãm) |
10 | 9639 | Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu (Tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành, khai trường; tổ chức các hội nghị khách hàng, lễ trao thưởng; thiết kế biển quảng cáo, quầy kệ trưng bày, thiết kế sân khấu) |
11 | 9000 | Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí |
12 | 9319 | Hoạt động thể thao khác |
Để hoàn tất hồ sơ thành lập doanh nghiệp tổ chức sự kiện, ngoài việc thiết lập bộ mã ngành tổ chức sự kiện, còn có một số vấn đề quan trọng khác cần xem xét và chuẩn bị:
- Tên công ty: Tên công ty phải tuân thủ quy định của pháp luật và cần được tra cứu trước để tránh trùng lặp hoặc nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.
- Địa chỉ trụ sở chính: Cần chọn một địa chỉ để đặt trụ sở chính, địa chỉ này sẽ là nơi giao dịch chính và phản ánh trong hồ sơ quản lý của cơ quan nhà nước.
- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là số vốn ban đầu mà các chủ sở hữu hoặc thành viên góp vào để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh. Mức vốn này cần phù hợp với quy mô dự kiến của hoạt động kinh doanh.
- Thông tin về các thành viên sáng lập và người đại diện pháp luật: Cần cung cấp đầy đủ thông tin về các thành viên sáng lập doanh nghiệp và người đại diện pháp luật.
Khi đã có đủ thông tin cần thiết, bạn có thể bắt đầu thực hiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp để hoạt động trong lĩnh vực có mã ngành tổ chức sự kiện. Công việc hoạt động sau khi thành lập sẽ phụ thuộc vào các quy định của cơ quan chuyên ngành quản lý. Hãy tham khảo và tuân thủ các quy định chuyên ngành để đảm bảo tuân thủ các điều kiện cụ thể.
Tra cứu mã ngành tổ chức sự kiện
Để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh tổ chức sự kiện theo mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web cổng thông tin quốc gia chính thức. Sau đó, ở ô tra cứu mã ngành tổ chức sự kiện hãy nhập mã số doanh nghiệp vào. Nếu bạn không biết mã số doanh nghiệp, bạn có thể nhập tên đầy đủ của công ty vào ô tìm kiếm.
Bước 2: Khi tìm thấy tên đúng của công ty, nhấp chuột vào để xem thông tin chi tiết, bao gồm: Họ tên tên đầy đủ của công ty hay doanh nghiệp, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt, tình trạng hoạt động, mã số thuế, loại hình pháp lý, ngày hoạt động, tên đại diện pháp luật, địa chỉ của trụ sở, mã ngành nghề kinh doanh.
Qua đó, bạn không chỉ tra cứu mã ngành tổ chức sự kiện mà còn có được tất cả các thông tin quan trọng về một công ty.
Mã ngành tổ chức sự kiện có phải ngành nghề có điều kiện không
Theo Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, kèm theo sửa đổi của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, và nhiều Luật khác năm 2022 như Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ, Luật Thi hành án dân sự 2022 , ngành nghề tổ chức sự kiện không được xem là ngành nghề có điều kiện. Điều này có nghĩa là bạn có thể thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật mà không cần phải đáp ứng các điều kiện hay ràng buộc đặc biệt.
Căn cứ Phụ lục I được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành cấp 4 của ngành nghề tổ chức giới thiệu, xúc tiến thương mại (bao gồm: Tổ chức sự kiện, triển lãm, lễ hội đường phố) là 8230.
Do đó, khi một doanh nghiệp thành lập công ty tổ chức sự kiện thì mã ngành tổ chức sự kiện này là 8230.
=>>> Xem thêm: ADD Event Công ty tổ chức sự kiện Top đầu tại Việt Nam
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích nhất về mã ngành tổ chức sự kiện hay tổ chức sự kiện có phải ngành nghề có điều kiện không. Hy vọng, thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về ngành tổ chức sự kiện nhé.